DIỄN ĐÀN LỚP ĐHKT TIN_K4
Liên hệ quảng cáo MR XUÂN LỘC
EMAIL:lexuanloc350@gmail.com
SĐT:01673925350
DIỄN ĐÀN LỚP ĐHKT TIN_K4
Liên hệ quảng cáo MR XUÂN LỘC
EMAIL:lexuanloc350@gmail.com
SĐT:01673925350
DIỄN ĐÀN LỚP ĐHKT TIN_K4
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

DIỄN ĐÀN LỚP ĐHKT TIN_K4

Diễn đàn được xây dựng bởi các thành viên của lớp ĐHKT TIN_K4
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  tra cứu điểmtra cứu điểm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
(¯`’•.¸(¯`’•.¸† -‘๑’- Chủ đề có bài mới -‘๑’- †¸.•’´¯)¸.•’´¯) (¯`’•.¸ Người gửi ¸.•’´¯)-‘๑’- Thời gian -‘๑’-
THẺ VISA TRẢ TRƯỚC (PREPAID CARD). Admin báo cáo về điều hành android Dongho10 Tue Mar 11, 2014 9:39 pm
vay von ngan hang daohanvndainam báo cáo về điều hành android Dongho10 Sun Nov 04, 2012 8:32 am
vay mua o to tra gop daohanvndainam báo cáo về điều hành android Dongho10 Sun Nov 04, 2012 8:32 am
vay mua nha tra gop daohanvndainam báo cáo về điều hành android Dongho10 Sun Nov 04, 2012 8:31 am
vay bo sung von kinh doanh daohanvndainam báo cáo về điều hành android Dongho10 Sun Nov 04, 2012 8:30 am
đáo hạn ngân hàng daohanvndainam báo cáo về điều hành android Dongho10 Sun Nov 04, 2012 8:29 am
ẢNH THÀNH VIÊN LÊ XUÂN LỘC Admin báo cáo về điều hành android Dongho10 Thu Oct 25, 2012 12:01 pm
Luyện thi IELTS hiệu quả tại Hà Nội nhungntbac báo cáo về điều hành android Dongho10 Tue Apr 24, 2012 4:39 pm
Học tiếng anh giao tiếp ở đâu tốt nhất nhungntbac báo cáo về điều hành android Dongho10 Thu Apr 05, 2012 2:43 pm
HỘI HỌC PHOTOSHOP tin_k4 báo cáo về điều hành android Dongho10 Sun Feb 26, 2012 11:06 am
Luyện phát âm miễn phí nhungntbac báo cáo về điều hành android Dongho10 Thu Feb 23, 2012 4:56 pm
Luyện thi IELTS nhungntbac báo cáo về điều hành android Dongho10 Fri Feb 10, 2012 2:09 pm

 

 báo cáo về điều hành android

Go down 
Tác giảThông điệp
pt_nx

pt_nx


Tổng số bài gửi : 11
Points : 17
Reputation : 0
Join date : 14/07/2011

báo cáo về điều hành android Empty
Bài gửiTiêu đề: báo cáo về điều hành android   báo cáo về điều hành android I_icon_minitimeMon Aug 15, 2011 8:16 pm

TỔNG QUAN
Android là hệ điều hành trên điện thoại di động (và hiện nay là cả trên một số đầu phát HD, HD Player) phát triển bởi Google và dựa trên nền tảng Linux. Trước đây, Android được phát triển bởi công ty liên hợp Android ( sau đó được Google mua lại vào năm 2005). Theo NPD, thiết bị di động sử dụng hệ điều hành android bán được tại Mỹ trong quý II năm 2010 xếp vị trí đầu tiên với 33%, thứ 2 là BB os với 28% và iOS ở vị trí thứ 3 với 22%. Android có một cộng đồng những nhà phát triển rất lớn viết các ứng dụng cho hệ điều hành của mình.Hiện tại có khoảng 70,000 ứng dụng cho Android os và vào khoảng 100,000 ứng dụng đã được đệ trình, điều này khiến Android trở thành hệ điều hành di động có môi trường phát triển lớn thứ 2. Các nhà phát triển viết ứng dụng cho Android dựa trên ngôn ngữ Java. Sự ra mắt của Android vào ngày 5 tháng 11 năm 2007 gắn với sự thành lập của liên minh thiết bị cầm tay mã nguồn mở, bao gồm 78 công ty phần cứng, phần mềm và viễn thông nhằm mục đính tạo nên một chuẩn mở cho điện thoại di động trong tương lai. Google công bố hầu hết các mã nguồn của Android theo bản cấp phép Apache. Hệ điều hành Android bao gồm 12 triệu dòng mã; 3 triệu dòng XML, 2.8 triệu dòng mã C, 2.1 triệu mã Java và 1.75 triệu dòng mã C++
2.LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN
Tháng 7 năm 2005, Google mua lại Android, Inc., một công ty nhỏ mới thành lập có trụ sở ở Palo Alto, California, Mỹ.[2] Những nhà đồng sáng lập của Android chuyển sang làm việc tại Google gồm có Andy Rubin (đồng sáng lập công ty Danger[3]), Rich Miner (đồng sáng lập công ty Wildfire Communications[4]), Nick Sears (từng là phó chủ tịch của T-Mobile[5]), và Chris White (trưởng nhóm thiết kế và phát triển giao diện tại WebTV[6]). Khi đó, có rất ít thông tin về các công việc của Android, ngoại trừ việc họ đang phát triển phần mềm cho điện thoại di động.[2] Điều này tạo những tin đồn về việc Google có ý định bước vào thị trường điện thoại di động.[cần dẫn nguồn]

Tại Google, nhóm do Rubin đứng đầu đã phát triển một nền tảng thiết bị di động dựa trên hạt nhân Linux, được họ tiếp thị đến các nhà sản xuất thiết bị cầm tay và các nhà mạng trên những tiền đề về việc cung cấp một hệ thống mềm dẻo, có khả năng nâng cấp mở rộng cao.[cần dẫn nguồn] Một số nguồn tin cho biết trước đó Google đã lên danh sách các thành phần phần cứng và các đối tác phần mềm, đồng thời ra hiệu với các nhà mạng rằng họ sẵn sàng hợp tác ở nhiều cấp độ khác nhau.[7][8][9] Ngày càng nhiều suy đoán rằng Google sẽ tham gia thị trường điện thoại di động xuất hiện trong tháng 12 năm 2006.[10] Tin tức của BBC và Nhật báo phố Wall chú thích rằng Google muốn đưa công nghệ tìm kiếm và các ứng dụng của họ vào điện thoại di động và họ đang nỗ lực làm việc để thực hiện điều này. Các phương tiện truyền thông in và online cũng sớm có bài viết về những tin đồn cho rằng Google đang phát triển một thiết bị cầm tay mang thương hiệu Google.[11] Và lại càng có nhiều suy đoán sau bài viết về việc Google đang định nghĩa các đặc tả công nghệ và trình diễn các mẫu thử với các nhà sản xuất điện thoại di động và nhà mạng.

Tháng 9 năm 2007, InformationWeek đăng tải một nghiên cứu của Evalueserve cho biết Google đã nộp một số đơn xin cấp bằng sáng chế trong lĩnh vực điện thoại di động.[12][13]
Lịch sử cập nhậtAndroid đã trải qua một số các cấp nhật kể từ lần đầu phát hành. Những cập nhật này nhìn chung có nhiệm vụ vá các lỗ hổng và thêm các tính năng mới vào hệ điều hành.
báo cáo về điều hành android 11
báo cáo về điều hành android 2-2
Lịch Sử các phiên bản Android
Android là hệ điều hành cho các thiết bị cầm tay dựa trên lõi Linux do công ty Android Inc. (California, Mỹ) thiết kế. Công ty này sau đó được Google mua lại vào năm 2005 và sau tiếp, vào năm 2007, thuộc về Liên doanh Thiết bị Cầm tay Mã Nguồn mở (Open Handset Alliance) gồm các đại gia trong ngành viễn thông và thiết bị cầm tay như Texas Instruments, Broadcom Corporation, Google, HTC, Intel, LG, Marvell Technology Group, Motorola, Nvidia, Qualcomm, Samsung Electronics, Sprint Nextel, T-Mobile, ARM Holdings, Atheros Communications, Asustek Computer Inc, Garmin Ltd, Softbank, Sony Ericsson, Toshiba Corp, and Vodafone Group Plc...(tính đến nay)

Có thể coi mốc 05-11-2007 là ngày Android được công bố ra toàn thế giới cùng với sự ra đời của liên danh OHA nói tên trên, và 18-8-2008, các lập trình viên Android được phép tiếp cận và sử dụng mã nguồn mở để lập trình ứng dụng cho hệ điều hành này

22-10-2008 là mốc quan trọng không kém trong lịch sử Android khi chiếc điện thoại chính thức đầu tiên trên thế giới là HTC Dream được nhà mạng T-Mobile đưa lên kệ với cái tên T-Mobile G1
1.0: Phiên bản đầu tiên, có mặt trên HTC Dream (T-Mobile G1). Phiên bản này sau đó nhanh chóng bị Jesus Freke, một tay đục đẽo Người Máy phát hiện ra lổ hổng để chiếm quyền quản trị máy. Dân gian tôn thờ bản gốc này với cái tên bản RC29
báo cáo về điều hành android Android_09
GIao diện Android 1.0
báo cáo về điều hành android G1officialnewnew
HTC Dream, điện thoại dùng Android đầu tiên trên thế giới

1.1: Google ra phiên bản này để vá lỗi bảo mật, nhằm hạn chế sự can thiệp vào cấu trúc ROM của máy. Bản này còn gọi là bản RC30 trở lên. Từ đây mới có chổ xuất hiện một công đoạn thêm mất chừng 5 phút trong sự nghiệp uprom, đó là "đưa xuống RC29"


1.5: Chẳng ngạc nhiên là khi ra HTC Magic (T-Mobile myTouch 3G), Android được nâng cấp lên bản 1.5. Dân gian gọi là bản Su Kem (Cupcake). Android đang trên đà phát triển và cho thấy triển vọng lớn lao. Nhưng Su Kem không dành cho G1. Thế là dân Dev ta hì hục cook Su Kem về lại G1 cho bỏ ghét
báo cáo về điều hành android Mytouch3g
Phiên bản 2.0 có tên là Bánh Su Cây (Eclair)
báo cáo về điều hành android MotoDroid

Motorola Droid / MileStone
báo cáo về điều hành android Eclair-htcm-main
2.1: Google vẫn lấy tên Bánh Su Cây cho bản này, thay vì chọn một loại bánh ngọt khác (như Su Ka hay Su Quế...). Lần này, Google quyết chí tự vỗ ngực xưng tên với Gphone, biệt danh là Nexus One, và nhất định không bán cho nhà mạng nữa mà tự phân phối. Lần này Google lại kết duyên với HTC để ra Nexus One - kẻ được xưng tụng là Người Máy ăn Su Cây mạnh nhất, ngon nhất đương đại. Thế nhưng, dường như không biết Google có quên thỏa thuận với HTC hay không, để khi Nexus One ra chưa bán đủ sở hụi thì HTC đã giới thiệu HTC Desire y chang không khác gì N1 mà thậm chí còn ngon lành cành đào hơn nữa. Quả này Google chỉ biết câm nín nghe tiếng N1 khóc khi mà Desire ăn đứt N1 trên mọi phương diện trong khi N1 thì bị chê thảm thiết và có doanh số bán rất khiêm tốn
Nexus One (N1) với Su Cây phiên bản 2.1
báo cáo về điều hành android HTC-Desire
So sánh 6 hệ điều hành của điện thoại di động:
iPhone OS, Android, webOS, Window Mobile, BlackBerry, S60 nên chọn hệ điều hành nào?

Sự xuất hiện của phiên bản iPhone 3.0 như lực đẩy cuộc chiến hệ điều hành trên thiết bị di động thêm căng thẳng. Phải lựa chọn giữa iPhone OS, Android, webOS, Window Mobile, BlackBerry, S60 không phải là việc dễ dàng. Sau đây là cái nhìn chi tiết về sự giống và khác nhau giữa các hệ điều hành trên smartphone phổ biến nhất hiện nay.

Các thông số kĩ thuật cơ bản

Khi nói tới hệ điều hành, trước tiên, phải chú ý tới nhân nền tảng. Ngày nay, rất may mắn, các nhà phát triển và kể cả người dùng có khá nhiều lựa chọn. So sánh giữa các hệ thống cốt yếu xây dựng nên hệ điều hành quả không phải là việc dễ dàng- mỗi đối thủ lại có những điểm khả dụng, nổi trội và “sơ suất” riêng.

Tuy thế, xét ra, trong số các hệ thống nền tảng đang so sánh, khó có thể phủ nhận được kết cấu nền tảng xây dựng iPhone OS thực sự xứng đáng ngôi vương, rất mạnh mẽ và “cường tráng”. Dựa trên OS X, anh em của Unix, iPhone OS tỏ ra tương đối tinh tế và ổn định. Trong khi đó, Android xây dựng trên nền tảng Linux, mặc dù các tính năng cơ bản đều được khuôn đúc theo Java. S60 và Windows Mobile có tuổi đời lâu hơn, nhưng thời gian không đồng nghĩa với “cách mạng”.

Trong khi đó, mới đây RIM đã có những nỗ lực vượt bậc để cải tiến thiết kế và tính năng, hệ điều hành xây dựng trên nền tảng nhân thuộc sở hữu riêng của hãng vẫn còn đôi chút xấu xí khi “khăng khăng” nằm dưới “bảo trợ” của Java.

Giao diện người dùng

Xét tiêu chí giao diện người dùng, Apple là đối thủ “gân guốc” nhất. Với khả năng điều khiển bằng cử động, hiển thị danh sách theo quán tính, các nút trượt, phím đa chạm cảm ứng thân thiện, iPhone OS giành được rất nhiều tán dương ở khả năng điều hướng. Trong khi đó, Android vay mượn một số tính năng tương tự từ đối thủ, nhưng giao diện người dùng của nền tảng mở này vẫn còn thua xa, chưa thể theo kịp người tiền nhiệm (cho dù Android Cupcake đã có một vài cải tiến được hoan nghênh).

Một vài năm qua, Windows Mobile và BlackBerry OS cũng đã giành được chút ít danh tiếng, nhưng hai tên tuổi này vẫn còn rất nhiều thiếu khuyến cố hữu, rõ nhất là khi người dùng mới bắt đầu sử dụng chúng (đặc biệt là với phiên bản Storm 4.7 mở rộng), trong khi đó, S60 còn một chặng đường rất dài trước khi có thể tăng tốc cải thiện hình ảnh của mình. Khi đánh giá đến những trải nghiệm người dùng, đối thủ thực sự duy nhất của Apple có thể là Palm Pre, vốn cũng học hỏi được khá nhiều ý tưởng từ chính hãng thiết kế tiền phong Apple, trong khi vẫn có những ưu việt riêng, như hệ thống Card, khả năng điều khiển bằng cử động.

Tính đến công nghệ cải tiến có tính cách mạng nhất trong một vài năm qua phải là sự nổi bật của màn hình có khả năng cảm ứng trên thiết bị di động, cho phép hiển thị rõ ràng hơn, đặc biệt tính năng đa cảm ứng rất chân thực khi dùng với bút châm.

Cả iPhone, webOS và Android đều “lên gân cốt” với công nghệ này, trong khi đó Windows Mobile và S60 cùng tỏ ra hững hờ, một phần do cả hai OS vẫn sử dụng giao diện người dùng với các biểu tượng quá nhỏ để có thể trợ giúp người dùng điều khiển một cách chính xác trên đầu ngón tay. Để tiếp tục cuộc đua, chẳng chóng thì chầy, hẳn cả Windows Mobile và S60 cũng sẽ nối gót các đối thủ khác ở công nghệ đa cảm ứng. Ngoài ra, tất cả các nền tảng này (trừ webOS) đều hỗ trợ bàn phím ảo - một công nghệ đặc biệt xây dựng trên nền tảng cảm ứng điện dung. Tuy nhiên, có vẻ như Apple vẫn đang dẫn đầu khi mang đến cho người dùng một trải nghiệm tuyệt vời với thiết kế bàn phím ảo rất độc đáo.

Dẫu vậy, so với Windows Mobile và BlackBerry, những thiết bị hỗ trợ và khuyến khích tuỳ biến người dùng, Apple và cả Palm đều “cấm tiệt” các lựa chọn thiết lập cá nhân. Đổi cỡ font chữ trên iPhone là điều “kị huý”. Trong khi đó, tại triển lãm MWC vừa rồi, Microsoft đã mở ra viễn cảnh sáng sủa cho những người dùng ưa phong cách riêng khi trình chiếu Windows Mobile phiên bản mới với khả năng linh hoạt cao độ.

Tính năng cốt lõi

Đây là thông số mà các hệ điều hành sẽ “khoe sắc” những khả năng riêng của mình. Trong khi cuối cùng Apple đã hứa sẽ bổ sung- có thể là chậm- tính năng thông báo (push notification) cho thiết bị, iPhone 3.0 vẫn còn thiếu khá nhiều tính năng quan trọng. Đầu tiên phải kể đến là tính năng đa nhiệm. Giống như một chiếc Palm OS gốc, từ khi phát hành, dường như Apple vẫn luống cuống với sự vắng mặt của tính năng xử lý đa nhiệm trên iPhone, cho phép chạy nhiều ứng dụng cùng lúc.

“Quả táo” từng hài lòng với phương án xử lý chuyển đổi ứng dụng theo kiểu mở-tắt-mở, được thông cáo là giúp duy trì tốt hơn thời lượng sử dụng nguồn điện của thiết bị. Trong khi đó, Windows Mobile, S60, Android, webOS, và BlackBerry đều hỗ trợ đa tác vụ, cho phép chạy nhiều ứng dụng cùng lúc. Các thông báo sẽ trợ giúp người dùng.

Xét khả năng hỗ trợ quản lý, đồng bộ danh bạ, Palm tỏ ra nổi trội hơn các hệ điều hành khác với công cụ hướng web Synergy. Synergy sẽ cho phép người dùng gộp tất cả danh sách liên hệ, lịch từ các nguồn khác nhau. Trong khi đó iPhone OS, BlackBerry OS, Windows Mobile, S60, và cả Android hiện vẫn giới thiệu “phân khu” lưu trữ riêng (không có ứng dụng thứ ba liên quan).

Apple đã đi một bước dài với tính năng lịch mới trên iPhone 3.0 khi hỗ trợ giao thức CalDAV, giúp bộ lịch công tác của iPhone hỗ trợ nhận dữ liệu từ các nguồn khác. So với các đối thủ, một vài cải tiến đối với bộ lịch công tác trên phiên bản OS mới của iPhone không hẳn là một cuộc cách mạng. Tuy nhiên, với sự cho phép người dùng chia sẻ danh bạ, vốn được mong đợi từ lâu, iPhone 3.0 cũng đã ghi một điểm số quan trọng.

Một vấn đề lớn hơn mà Apple vẫn lỗi hẹn khi giới thiệu OS 3.0 dành cho iPhone đó là hệ thống các thông báo “bùng nhùng” và phiền phức của thiết bị. Android và webOS hiển thị các thông báo mới trên khay hệ thống, ngược lại iPhone liên lục “thả” các thông báo nối gót nhau với hệ thống pop-up chậm chạp, lộn xộn và chất thành từng đống. Ngay cả Windows Mobile và the BlackBerry OS cũng biết chiều lòng khách hàng hơn Apple khi đưa ra 2 giải pháp thông báo bằng pop-up và thông báo hiển thị âm thầm trên nền màn hình. iPhone 3.0 vẫn chưa thể thoả nguyện cộng đồng ở đặc tính dễ sử dụng và đơn giản hoá.

Mặc dù vậy, Apple đã đem đến nhiều tính năng mới cho iPhone 3.0 khi căn cứ vào yêu cầu người dùng: hỗ trợ stereo Bluetooth, MMS, Spotlight, Tethering, bàn phím xoay ngang vv…Tuy nhiên, nếu so với khả năng đáp ứng mong ngóng của người dùng, những tính năng này được phát hành quá chậm chạp (mùa hè tới, lần đầu tiên iPhone 3.0 mới tay người tiêu dùng cùng các tính năng mới bổ sung trên- vốn không xa lạ trên nhiều OS khác).. Thậm chí, hiện tại, một tính năng cơ bản là sao chép và dán cũng phải chờ đến tháng 6 tới.

Hỗ trợ các nhà phát triển phần mềm thứ ba

Ở khía cạnh này, Apple tỏ ra nhanh nhạy hơn cả. Trong khi Windows Mobile và S60 cũng đã chào đón các nhà phát triển thứ ba, không đối thủ nào có thể sánh với iPhone ở số lượng các ứng dụng bổ sung sẵn sàng phục vụ người dùng. Các nhà phát triển tìm được phương án mới kiếm tiền cùng Apple. Hàng loạt rào cản trước đây được gỡ bỏ. Phiên bản OS iPhone 3.0 cũng tiếp tục “dành đất” cho các nhà phát triển với 1000 API mới.

Dĩ nhiên, phương án hợp tác giữa Apple và các nhà phát triển ứng dụng thứ ba cũng có lúc “cơm chẳng lành canh chẳng ngọt”. “Quả táo” từng phải hứng chịu một số chỉ trích gần đây khi tỏ ra không rõ ràng và công bằng trong quá trình chấp nhận và bổ sung ứng dụng mới vào cửa hàng phần mềm. Với chính sách như hiện nay thì người dùng sẽ chẳng thể trông đợi một ngày nào đó có thể sử dụng trình duyệt Opera hay Firefox trên iPhone.

Bất kể một số hãng sản xuất khác cũng đang ra sức chạy đua mở các cửa hàng ứng dụng trực tuyến nhưng ở thời điểm hiện tại, thành công từ mô hình kinh doanh tiên phong, gắn chặt với iTune Store vẫn đang giúp Apple vượt xa các đối thủ khác ở khả năng kiếm lời. Chỉ có thời gian mới trả lời được câu hỏi khi nào Palm, Google và cả Microsoft mới có thể giành được vị thế như hiện nay của Apple.

Kết luận

Tùy vào sở thích của mỗi người dùng, các tính năng của từng thiết bị sẽ có thể hấp dẫn hoặc không. Hơn nữa, mỗi OS có điểm mạnh, điểm hạn chế riêng. Đương nhiên, các HĐH mới gia nhập làng OS smartphone sẽ có những lợi thế nhất định, nhưng kinh nghiệm và nền tảng vững chắc, sự ưu ái lâu nay của người dùng đối với một số tên tuổi đã khẳng định được thương hiệu cũng là thế mạnh đáng kể.

Phiên bản cập nhật lần này của Apple đã phần nào đáp ứng được mong ngóng của người dùng, vá một số lỗi từng được phát hiện, điều đó cũng đồng nghĩa với việc hạn chế bớt lợi thế của các tên tuổi mới nổi như Android và webOS.

iPhone 3.0 đã thực sự tạo nên cuộc đua mới của các hệ điều hành trên smartphone. Nhưng trên hết, dù đối thủ nào giành ngôi vương, người dùng cuối vẫn sẽ được hưởng lợi nhiều nhất.


(Theo Engaget).



Về Đầu Trang Go down
 
báo cáo về điều hành android
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» bào cáo về hệ điều hành IOS
» Android, iOS, WP7: Nên chọn hệ điều hành nào?
» Smartphone 'ngân hà' chạy Android 2.1 của Samsung hé lộ

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
DIỄN ĐÀN LỚP ĐHKT TIN_K4 :: GÓC HỌC TẬP :: MÔN HỆ ĐIỀU HÀNH-
Chuyển đến